LẬT LẠI HỒ SƠ – GEOFFREY B. SMALL, NHÀ THIẾT KẾ THỜI TRANG BỀN VỮNG THỰC THỤ.
Nước Mĩ có thể là cường quốc về kinh tế, về khoa học kĩ thuật hay về quân sự nhưng không phải là cường quốc về Thời trang. Điều mình muốn nói ở đây đó là nội tại của nước Mĩ khi mà đây không phải là cái nôi của nền công nghiệp quần áo (Vốn dĩ là văn hóa từ thực dân thuộc địa mang sang – Thực dân Anh) nhưng không hẳn là không có người tài.
Có một nhà thiết kế mà ở thế giới hiện đại sẽ ít người biết – vốn dĩ ông cũng khá lowkey nhưng nhắc tới cái tên này thì luôn luôn nhận được sự tôn trọng không hề nhỏ đến từ những cây đại thụ, những người máu mặt trong nền công nghiệp thời trang. Được ông trùm Pierre Berge (đồng sáng lập Yves Saint Laurent) ca ngợi là “The only American Designer with true talent” – “Nhà thiết kế người Mĩ duy nhất thực sự có tài năng”. Ông là nhà thiết kế đến từ xứ sở cờ hoa đầu tiên trình diễn một show avant-garde tại Paris – thánh địa thời trang, là người Mỹ thứ ba trong lịch sử được Chambre Syndicale ( Liên đoàn thời trang của Pháp) công nhận tài năng và những gì mà ông đã làm. Người được xuất hiện trên ngàn ấn phẩm truyền thông thời trang khắp thế giới, đoạt được hàng tá giải từ các viện hàn lâm. Khách hàng không phải là có tiền mới mua được mà phải là có máu mặt và thực sự đáp ứng tiêu chuẩn – bao gồm siêu mẫu Veruschka, Winona Ryder, Halle Berry và David Beckham. Các bạn biết Karl Lagerfeld chứ, huyền thoại đến từ Channel. Cụ Karl vốn là 1 người khó tính nhưng bộ sưu tập của nhà thiết kế này đã được chụp bởi Karl Lagergeld trong bản hợp tác với Louis Vuitton năm 2006 cho tạp chí Numero Homme.
Đó chính là GEOFFREY B.SMALL.
Năm 2019 – 2021, ở Việt Nam cũng như thế giới đặt nhiều vấn đề về “Sustainable Fashion” – “Thời trang bền vững” cùng với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu thời trang sử dụng yếu tố “Thân thiện môi trường” là kim chỉ nam để phát triển và tiếp cận thị trường. Sự thật thì mất lòng nhưng cá nhân mình nghĩ “Sustainable Fashion” cũng chỉ là 1 công cụ truyền thông và xây dựng các giá trị cốt lõi đi kèm. Quay quanh vẫn là “Hạn chế tối thiểu tác hại của Thời trang lên thế giới” và phát triển sản phẩm bền vững vượt thời gian.
Vậy thì chúng ta lại càng phải hiểu về Geoffrey B.Small để xem người đàn ông này luôn luôn được xem là 1 ví dụ điển hình về “Thời trang bền vững”, một sự cảm thụ thời trang chậm rãi “Slowness Fashion”.
Nhiều tạp chí cho Geoffrey một cụm từ là “Slowness”. Nó không phải là chậm như rùa mà đây là 1 từ “sang trọng” trong từ vựng của Anh Ngữ. Nó bao hàm sự tận tâm, kiên trì, kiên nhẫn và cống hiến – trái ngược hoàn toàn với nhịp sống nhanh, mặc đồ nhanh và xu hướng nhanh hiện nay. Hoạt động trong ngành thời trang vốn được xem là “Sát thủ môi trường” khi luôn được xếp trong top 5 những nền công nghiệp ô nhiễm và độc hại với mẹ Trái Đất thì Geoffrey là 1 “gã lập dị”.
Lập dị vì sao?
Vì với danh tiếng và tài năng cũng như các mối quan hệ mà mình vừa kể trên, Geoffrey thừa sức tận dụng tên tuổi để đưa ra các sản phẩm hàng loạt và công nghiệp nhất. Nhưng không, “Gã lập dị” này lại ưa thích sự chậm rãi, nhấn mạnh vai trò của thủ công, của ngành dệt may truyền thống cũng như sự phân phối, kiểm tra chất lượng chặt chẽ. Small chỉ có khoảng 10 cửa hàng sẽ bán sản phẩm của mình trên toàn thế giới với số lượng sản phẩm 400 items mỗi mùa. Quá ít đúng không nào?
Người đàn ông theo học Boston và bị trục xuất bởi khoa đã liên tục tìm tòi, làm việc để nâng cao kĩ năng, tay nghề và phát triển được những ứng dụng dựa trên phương pháp làm quần áo thủ công. Một “Avant-Garde” thực thụ khi mà Small là người tiên phong trong nhiều xu hướng thiết kế toàn cầu có tác động không hề nhỏ hiện nay như thời trang tái chế, thời trang đường phố, cảm hứng từ các nét lịch sử từ thập niên trước (Thời trung cổ, thời Tân thế giới).
Một tư tưởng đã khác người và đánh thẳng vào giá trị cốt lõi của Thời trang từ những năm 1970s, Small luôn thể hiện rằng những bộ quần áo chỉ tuyệt vời khi nó được làm bởi con người – những kĩ thuật may mặc đứng đằng sau đó nên được công chúng nhận ra và đanh giá cao nhiều hơn. Những thứ như quảng bá, marketing hay lợi ích của các doanh nghiệp, các tập đoàn đã chi phối và thống lĩnh ngành thời trang này. Giờ đây, thời trang không hề “bền vững” mà chỉ tồn tại dựa trên định mức “Doanh thu” và “Độ nổi tiếng” mà vốn dĩ nhưng thứ đó cũng chỉ phát triển trong một hạn mức nhất định nào đó. Với Geoffrey B.Small thì Thời trang là nghệ thuật và những thứ mà các thế hệ đang cống hiến cho cái sự may mặc của loài người phải đi theo con đường nâng cao chất lượng, nâng cao thiết kế. Không thổi phồng, không đánh bóng, không nói dối và mục đích duy nhất của thời trang đó là làm đẹp cho con người.
Khởi nguồn giản dị:
Dù được xem là một trong những nhà thiết kế Mĩ có các bộ sưu tập được trưng bày ở Pháp nhiều nhất nhưng sự nghiệp thời trang của Small lại xuất phát là một nhân viên bán quần áo tại cửa hàng Gap ở Boston vào năm 1976. Vốn dĩ là công việc tạm thời để Small nung nấu tình yêu thời trang của mình. Với chiếc máy may cũ, Small đã làm nên câu chuyện cổ tích trên căn gác mái của gia đình khi đã đánh bật 34.000 đối thủ khác để trở thành kẻ đứng đầu trong cuộc thi thời trang lớn nhất Bắc Mĩ.
Trong khoảng thời gian tiếp theo từ năm 1984-1991, B.Small liên tục đạt các thành quả về thiết kế và doanh thu của mình. Điển hình là chiếc áo “hiện tượng” mang tên “The Ultimate Shirt” từng xuất hiện trên Vogue US với 1 triệu dollar thu về (Mà nên nhớ cách đây hơn 20 năm thì 1 triệu đô to khủng khiếp nha các bạn). Tiếng lành đồn xa, thanh niên trên mái gác xép và ở cửa hàng Gap Boston ngày nào được trọng dụng và có những thư mời đến từ những người nổi tiếng và cả chính phủ.
Nhưng điểm nhấn và bước ngoặt là
Tháng 10 năm 1992, Collection đầu tiên của G.B.Small được giới thiệu tại Paris và ngay chỉ 1 năm sau đó – bộ sưu tập thứ hai cũng trình làng. Là người Mĩ nhưng Small nhanh chóng nhận được lời tán dương của Pierre Berge cũng như liên đoàn thời trang nước Pháp. Đi trước thời đại một bước, tại ngay thời điểm đó – B.Small đã bắt đầu ứng dụng về thiết kế sử dụng phương pháp tái chế tại các sản phẩm của mình (Đồng thời điểm với Martin Margiela và Lamine Kouyate).
Runway đầu tiên của B.Small mang tên “Typical American” – “Kiểu Mỹ điển hình” tạo nên rất nhiều tranh cãi và gây shock đối với giới mộ điệu thời trang. Lần đầu tiên một nhà thiết kế Mĩ lại gây được tiếng vang nhiều như thế, mở đường cho những tên tuổi sau này như Jeremy Scott, Marc Jacobs, Rick Owens, Tom Ford..
Năm 1996 – Small công bố “Bộ sưu tập quần áo tái chế dành cho nam” đầu tiên trên thế giới tại Paris. Collection này cực kì thành công tại thị trường Nhật Bản và được bán ở hơn 40 thành phố khác nhau trên thế giới. Năm 1997, B.Small được nằm trong top những nhà thiết kế thời trang hàng đầu.
Trong giai đoạn này thì B.Small cùng các cộng sự của mình đã tìm tòi, nghiên cứu và cải tiến kĩ thuật trong các phương pháp tái chế để ứng dụng lên thời trang. Chúng ta không biết nhưng những cải tiến này đã được áp dụng và tiếp thu bởi nhiều cái tên nổi tiếng khác như Martin Margiela, Alexander Mcqueen, Dirk Bikkembergs, Helmut Lang… Dù được credit lại nhưng khách hàng không hề biết mà đó cũng là lí do vì sao B.Small lại được tôn trọng bởi những người, những nhà thiết kế khác trong nghề như vậy.
Kể đến các kĩ thuật mà B.Small tiên phong trong việc sử dụng và “Tái chế thời trang” trong đó có là thay đổi mục đích sử dụng ban đầu của quần áo thành một loại khác – có nghĩa là tái sử dụng/tái cơ cấu. Sử dụng nhựa, kim loại và các linh kiện điện tử áp dụng vào thiết kế quần áo tái chế. Đồ có thể chuyển đổi – quần áo 2 trong 1, đa chức năng để giảm bớt việc quá nhiều đồ. Quần áo có thể thành túi xách hoặc các thể loại thời trang thay thế… vv.
Nhưng – nỗi vui không bao giờ kéo dài. Năm 1999, thế giới thời trang thay đổi khi mà các tập đoàn kinh tế khổng lồ trên thế giới bắt đầu đầu tư hàng trăm tỉ dollar vào nền công nghiệp thời trang. Bằng các hình thức phổ biến như quảng cáo, quảng bá diện rộng thì cuộc chơi đã hoàn toàn ngã ngũ về những kẻ lắm tiền nhiều của – nó đã đẩy những nhà thiết kế sáng tạo độc lập ra khỏi thị trường và bị hụt hơi trong cuộc chạy marathon này. Rõ ràng để cứu đứa con tinh thần của mình, các nhà thiết kế không còn phương án nào khác là phải bán thương hiệu – bán tên tuổi cho những tập đoàn kia. Những cái tên như Martin Margiela, Vivienne Westwood, Helmut Lang, Ann Demeulemeesteer, Alexander McQueen và ngay cả B.Small cũng không thể thoát ra được. Năm 1999, B.Small đồng ý thỏa thuận về việc thương mại các sản phẩm của mình với một nhà sản xuất ở Ý.
Nhưng rõ ràng điều này đi ngươc hoàn toàn với những gì mà B.Small làm với “Thời trang tái chế” và tôn chỉ của ông. Ngay chỉ sau đó gần 2 năm, B.Small kết thúc hợp đồng và quay trở lại làm thành một thương hiệu độc lập 1 lần nữa với số lượng quần áo sản xuất giới hạn, thủ công và hệ thống phân phối được lựa chọn kĩ càng. 1 bước tới việc phát triển “Bền vững” mà không bị “Hòa tan”.
SỤ BỀN VỮNG KHÔNG CHỈ ĐẾN TỪ MỘT NGƯỜI
Rõ ràng hơn ai hết, B.Small hiểu được giá trị của những nhà thiết kế trẻ độc lập, sáng tạo và ảnh hưởng khủng khiếp của đồng tiền - ở đây là những tập đoàn thời trang nổi tiếng. Bền vững không chỉ đến từ tái chế, nguyên liệu mà nó còn đến từ giá trị của con người, của những di sản được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và một trong những thành tựu mà B.Small để lại cho chúng ta đó là việc thành lập Area Paris Show, một nơi được tạo ra để phục vụ chon hu cầu thể hiện của những fashion designer độc lập vào năm 2003. Area Paris Show đã giới thiệu hơn 60 nhà thiết kế trẻ/sáng tạo và độc lập từ khắp nên trên thế giới với hơn 170 buổi trình diễn các collection ở tại kinh đô thời trang – Paris. Với mối quan hệ, sự nổi tiếng và giúp đỡ của mình – B.Small đã giúp các nhà thiết kế trẻ có tiếng nói riêng trong nền công nghiệp thời trang ngày càng trở nên nhanh này.
Là người yêu thời trang và coi trọng vai trò của may mặc thủ công thì với những gì cống hiến mấy chục năm qua thì Geoffrey B.Small nên được biết nhiều hơn với hình ảnh của 1 người phát triển thời trang bền vững thực thụ.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有7部Youtube影片,追蹤數超過3萬的網紅HAGIRUNちゃんねる,也在其Youtube影片中提到,アディダス オンラインショップ ・BOSTON 10 https://shop.adidas.jp/model/BTB14/?utm_source=AdiDisplay_PR&utm_campaign=running_Adizero&utm_medium=display_Runtrip&utm_te...
「boston marathon」的推薦目錄:
- 關於boston marathon 在 Facebook 的精選貼文
- 關於boston marathon 在 Facebook 的最讚貼文
- 關於boston marathon 在 Facebook 的最讚貼文
- 關於boston marathon 在 HAGIRUNちゃんねる Youtube 的精選貼文
- 關於boston marathon 在 HAGIRUNちゃんねる Youtube 的最佳解答
- 關於boston marathon 在 XXY_Animal of Vision Youtube 的最佳解答
- 關於boston marathon 在 Boston Marathon - Home | Facebook 的評價
boston marathon 在 Facebook 的最讚貼文
16/4/2018 - 122th Boston Marathon
5h25 phút cho 43km là kỷ lục của mình cả cự ly 21km và 42km.
Thời tiết rất ghê gớm, rét buốt xương, ở điểm xuất phát là tuyết rơi xung quanh tới tận sáng nay trắng trong rừng. Mưa to gió quật ầm ĩ, lội trong rét 2 độ (với cảm giác lạnh -2 độ) sau đó lại dầm mưa toàn bộ race, lại gió ngược, thực sự là thử thách. May mắn 15km đầu tự nhiên trời chỉ mưa phùn và ít gió, nên dù giầy tất ướt toàn bộ chỉ sau vài trăm mét đầu, thì mình vẫn chạy tốt.
Từ km 15 trở đi, cứ 3km lại đổ xuống 1 cơn mưa rào to rét buốt thấu với gió ầm ầm, mình chạy chậm nên càng dễ hứng chịu, có những đoạn như từ km 18-19 mình như vừa ngủ gật vừa chạy, chạy máy móc trong lúc người như mê vì quá rét, toàn thân ko có bất cứ chỗ nào có cảm giác.
Một sai lầm lớn là ở km 36, vì vừa chớm vào Boston nên mình chủ quan, vứt áo mưa giấy và mũ len nặng trịch nước đi, nghĩ rằng từ lúc vào nội thành sẽ bớt mưa gió. Vì thế hứng trọn vẹn 3 cơn mưa cực lớn, lớn nhất cả race và tụt hẳn tốc độ, hơn 1 tiếng lội nước khiến thân thể bị hạ nhiệt. Sau khi về đích mình không đi được, lả đi và vào lều y tế để ủ ấm mất 40 phút. Tuy nhiên mừng rỡ là kỷ lục vẫn duy trì: Không hề bị blister và ko hề bị chuột rút, dù cả hơn 5 tiếng chạy trong đôi giầy đầy ắp nước.
Thực sự là áp lực quá lớn của việc sang Mỹ chạy bộ đã giúp mình khôn ngoan hơn, hỏi ý kiến những bạn bè chạy bộ đi trước, nghiêm túc nghe theo lời khuyên của mọi người. Ngoài ra đây cũng là race đầu tiên mình có tập luyện trước giải mấy buổi, nên đầu tiên cảm ơn bạn Nguyễn Thanh Lâm đã dành thời gian để chạy cùng mình. Cảm ơn Doan Hai Ha đã dành hẳn 2 ngày để nghiên cứu các nội dung và lên chiến lược. Cũng nhờ Lâm tư vấn nên mình quyết định bỏ phương án mặc 2 quần, chỉ mặc 1 quần chịu rét nên tiết kiệm đc ối thời gian, việc mặc 5 layer áo để chạy phát huy tốt tác dụng. (Mỗi tội lúc cởi thì phải cần tới 3 ông bác sĩ với 2 bà giám hộ xúm vào cởi giúp tất cả đồ ướt cho mình)
Cảm ơn tất cả mọi người. Mang tấm medal Boston về VN, thấy rưng rưng!
Cuối cùng mình sẽ nói lời cảm ơn đáng lẽ phải nói từ hồi đầu tiên: Cảm ơn Dao Phong Lan và sếp Manulife VN ủng hộ mình chạy Boston và tặng mình gói Bảo Hiểm Linh Hoạt để bảo hiểm các hoạt động thể thao, mạo hiểm, đi máy bay, sức khỏe, cảm ơn mr. Tim Cairns từ Hongkong đã đồng ý cho chạy, ms. Caroline Ahrens của John Hancook trao đổi bao lâu nay chuẩn bị cho giải và hướng dẫn chu đáo mỗi tuần, những lời khuyên cũng như mắng mỏ của mọi người khiến mình thực tiễn hơn để thực hiện ước mơ.
boston marathon 在 Facebook 的最讚貼文
Có một hình ảnh kinh ngạc, cảm động chen lẫn đau đớn tôi từng nhìn thấy trên những chặng đường chạy bộ dọc Việt Nam, đó là khi bắt gặp người vợ già dắt một người chồng già bị mù, dò dẫm chạy thi marathon men theo bờ vịnh Hạ Long trong gió rét cắt da một buổi sáng Chủ nhật cuối tháng Mười một 2016. Ông chồng là Enzo Giuseppe Petreni, sinh năm 1956, người vợ già hơn tuổi 56 rất nhiều, là Tiziana Tori. Họ từ Italia bay qua Pháp rồi sang Việt Nam chỉ để chạy!
Họ đã chạy cùng nhau từ lúc trẻ, tới khi đã già, tới ngày mù lòa, thì người vợ dùng một sợi dây vải màu vàng buộc cổ tay chồng vào cổ tay mình. Rồi bà già dắt chồng chạy bộ theo bà, rất chậm nhưng không bỏ cuộc! Họ là hai người thi chạy cự ly Half-marathon cuối cùng về tới vạch đích, khi Ban tổ chức đã bắt đầu dỡ loa đài và mang đi những cờ hoa của giải chạy quốc tế.
Gió trên cầu Bãi Cháy sáng hôm đó cắt buốt da thịt và thổi thốc lạnh lùng quét dọc những con dốc cao lên cầu. Bà Tori vẫn giữ chặt dải băng nhỏ dắt chồng chạy và đi bộ hơn bốn tiếng. Họ đã đi một quãng đường rất dài để tới được Việt Nam. Đi qua bao nhiêu giải Marathon, hay sóng gió cuộc đời, vượt bóng đêm vĩnh viễn trong tâm trí và những chặng bay quốc tế tốn kém, chỉ để đổi lấy một buổi sáng dắt tay nhau chạy marathon trong lặng lẽ?
Khi ông Petreni mắt còn sáng, vào năm 2012, họ cùng sang Stockholm (Thụy Điển) chạy Full-marathon hết 6h12’ bên nhau. Giờ đây, họ sẽ ngày càng chạy chậm hơn, cự ly ngắn lại! Tôi mủi lòng nghĩ tới những gì tốt đẹp nhất trên đời này rồi sẽ biến mất, như sự sống, như tuổi thanh xuân, như tình yêu, cuộc đời này có thể mang đi bất cứ lúc nào! Nhưng chính những khoảnh khắc đang được sống và được chứng kiến vẻ tuyệt đẹp của niềm tuyệt vọng, mới trở thành hy vọng khôn nguôi của những người đang tìm kiếm bản thân mình trên những chặng chạy bộ vĩnh viễn chờ đợi!
Bạn có nghĩ rằng tới một ngày nào đó, khi bạn già nua, nhăn nheo và mù lòa, vẫn có một người dắt bạn tiếp tục thực hiện những ước mơ? Chúng ta có thể bỏ qua tất cả những vẻ đẹp hình thể, cao thấp béo gầy, giầu nghèo, cãi vã vô ích mỗi ngày, với bao nhiêu bận tâm vụn vặt trong tâm trí? Chúng ta sẽ mang bao nhiêu định kiến lên đường và trở về trong mỏi mệt? Có hàng triệu người trên trái đất có thể chạy marathon, nhưng trên trái đất có bao nhiêu bà già sẽ dắt tay bạn trong cuộc chạy bộ cuối đời tươi đẹp và rực rỡ trong bóng tối?
Đó chính là lý do lần trước, tôi cũng đã học cách buộc một sợi dây vào cổ tay mình với An, một bạn khiếm thị từ trường Nguyễn Đình Chiểu (HN), tôi dắt bạn chạy quanh Hồ Gươm cùng rất nhiều tình nguyện viên khác của VAF (Vietnam and Friends). Tôi tin rằng thể thao có sứ mệnh thiêng liêng hơn những cúp vàng huy chương, giá trị thực sự của thể thao là nâng đỡ những khiếm khuyết của đời sống, làm những con người tầm thường có thể tỏa sáng!
Nước mắt xứng đáng rơi xuống vì hạnh phúc, nếu bạn nhìn thấy Dick - ông bố bảy mươi đẩy xe lăn cho con trai tàn tật đã 50 tuổi Rick Hoyt trong mọi cuộc thi việt dã. Hai bố con mệnh danh “Team Hoyt” đã lặn biển, chạy Boston Marathon danh giá, thi Iron man, chạy bộ từ tuổi trẻ cho tới lúc già đi cùng nhau. Cuộc sống chẳng để lại gì, chỉ để lại những bức ảnh chân thực nhất về những chặng đường đã đi qua dưới chân tuổi trẻ!
(Rất tiếc, năm tôi sang Mỹ chạy marathon thì trong cuộc đó, 2 bố con nhà Hoyt đã dừng bước!)
Tôi đã có lần trò chuyện với Huy Nguyễn, cậu bé nhặt bóng sân gôn ngày xưa, giờ đã thành doanh nhân sáng tạo. Cậu nói rằng, tất cả những khách sân Golf gặp nhau đều giàu có và thân phận sang trọng, nên một tay chơi Golf nghèo đói và nhếch nhác như cậu đã tạo ra một thứ gì đó vô hình nhưng thú vị và đầy mê hoặc cho cuộc sống của chính cậu! Và tạo ra bản lĩnh cho cậu đi tạo dựng doanh nghiệp Start-up bây giờ!
Thứ truyền cảm hứng nhất cho bạn không phải người về nhất cuộc đua xe đạp, không phải cái người cơ bắp, sáu múi, có số đo vàng, nâng cao chiếc xe chiến thắng trên đầu, mà là một người đàn bà béo phì, băng dán giảm đau chi chít trên tay chân và các cơ bắp, đang đau đớn đạp xe nước rút về đích trong nắng gắt!
Chạy đi những anh chàng béo lùn, chạy đi những cô gái dậy thì chậm rãi, những bà mẹ sồ sề hay những người đàn ông chưa bao giờ chơi thể thao! Đã quá lâu chúng ta lầm tưởng rằng, chỉ những người trẻ trung xinh đẹp và vóc dáng cân đối chiếm lĩnh những đường đua, những cuộc thi.
Chúng ta quên rằng chúng ta vẫn lang thang trong tuổi trẻ! Quên mất những điều tuyệt vời sẽ luôn tới trong mỗi ngày tầm thường! Ta luôn có vé hạng Nhất vào tương lai tràn đầy tình yêu, một cuộc sống bất ngờ và gian nan nhưng xứng đáng để sống!
Chúng ta sẽ phải sống thêm biết bao nhiêu thời gian để nhận ra, những gì quý giá nhất trong một năm lại là vài giây ngồi lại bên cha không nói năng gì? Bao nhiêu lời âu yếm tình tự không ở lại lâu hơn một lần nào đó, nắm tay người yêu dấu và cùng lặng im nhìn xa một hướng chân trời mới? Và giây phút hạnh phúc nhất của bao nhiêu cuộc viễn du xa vợi lại là lúc đặt chân về tới bậc cửa nhà mình…
Và chúng ta cần bao nhiêu kỷ lục thế giới, chạy bao xa, lướt nhanh ra sao để cuối cùng mới biết, điều tuyệt vời nhất là ta đã không chạy như một cỗ máy. Có thể đau đớn và mạnh mẽ, có thể rơi nước mắt, có thể mủi lòng, có thể về cuối cùng, nhưng ta đã chạy như một Con Người!
(bài này mình đăng trên Tuổi Trẻ- báo Tết 2018, ảnh của anh Đức Sơn)
boston marathon 在 HAGIRUNちゃんねる Youtube 的精選貼文
アディダス オンラインショップ
・BOSTON 10
https://shop.adidas.jp/model/BTB14/?utm_source=AdiDisplay_PR&utm_campaign=running_Adizero&utm_medium=display_Runtrip&utm_term=link_display&utm_content=adidas_RE_Prospecting_Runtrip_pl_PR_PR_All_P4_Running_PDP_Adizero_Boston_HG
・JAPAN 6
https://shop.adidas.jp/model/BTB17/?utm_source=AdiDisplay_PR&utm_campaign=running_Adizero&utm_medium=display_Runtrip&utm_term=link_display&utm_content=adidas_RE_Prospecting_Runtrip_pl_PR_PR_All_P4_Running_PDP_Adizero_Japan_HG
ステップスポーツ オンラインショップ
・BOSTON 10
https://step-japan.jp/sports/boston/index.html
・JAPAN 6
https://step-japan.jp/sports/japan/index.html
スポーツデポ
https://store.alpen-group.jp/brand/adidas/
アルペン
https://store.alpen-group.jp/brand/adidas/
スポーツオーソリティ
https://www.sportsauthority.jp/shop/default.aspx
スーパースポーツゼビオ
https://www.supersports.com/ja-jp/xebio
ヒマラヤスポーツ
https://www.himaraya.co.jp/
シラトリ
https://www.spopia-shiratori.com/
※全国のアディダスランニング取り扱い店舗
ADIZEROシリーズ最新モデルが堂々のリリース!!
今回は『BOSTON 10』&『JAPAN 6』のレビューとなります!
圧倒的な存在感を放つシューズ!! 見逃せない
PRIMEX/プライムX&ADIOS PRO 2/アディオスプロ2のレビューはこちら
https://youtu.be/txZTT3ayt5A
●質問箱/peing(インスタのストーリーズで回答します)
➡https://peing.net/ja/hagirun?event=0...
●チャンネル登録お願い致します
ランナーの為の栄養学➡http://urx2.nu/ql9W
HAGIRUNRUNちゃんねる➡http://ur0.link/KKoA...
●SNSもやってます
Instagram➡https://www.instagram.com/hagi_runnin...
Twitter➡https://twitter.com/RUNNING_HA......
Facebook➡https://www.facebook.com/yuma.hagiwar...
●仕事のご依頼はこちらからお願い致します
➡MAIL:[email protected]
●BGM/効果音使用元
効果音ラボ➡https://soundeffect-lab.info/sound/an......
DOVA-SYNDROME➡https://dova-s.jp/bgm/play12275.html...
MusMus➡http://musmus.main.jp/...
#アディダス #BOSTON10 #JAPAN6 #HAGIRUNちゃんねる #シューズレビュー #MARATHON #RUNNER #PROMOTION #陸上 #マラソン #ランニング
boston marathon 在 HAGIRUNちゃんねる Youtube 的最佳解答
本日7月1日にADIZEROシリーズ最新モデルが堂々のリリース!!
『PROME X』&『ADIOS PRO 2』のレビューはこちら
https://www.youtube.com/watch?v=J28tZC5b7Mo
今回は『BOSTON 10』&『JAPAN 6』のレビューとなります!
圧倒的な存在感を放つシューズ!! 見逃せない
アディダス オンラインショップ
・BOSTON 10
https://shop.adidas.jp/model/BTB14/?utm_source=AdiDisplay_PR&utm_campaign=running_Adizero&utm_medium=display_Runtrip&utm_term=link_display&utm_content=adidas_RE_Prospecting_Runtrip_pl_PR_PR_All_P4_Running_PDP_Adizero_Boston_HG
・JAPAN 6
https://shop.adidas.jp/model/BTB17/?utm_source=AdiDisplay_PR&utm_campaign=running_Adizero&utm_medium=display_Runtrip&utm_term=link_display&utm_content=adidas_RE_Prospecting_Runtrip_pl_PR_PR_All_P4_Running_PDP_Adizero_Japan_HG
ステップスポーツ オンラインショップ
・BOSTON 10
https://step-japan.jp/sports/boston/index.html
・JAPAN 6
https://step-japan.jp/sports/japan/index.html
スポーツデポ・アルペン
https://store.alpen-group.jp/brand/adidas/
スポーツオーソリティ
https://www.sportsauthority.jp/shop/default.aspx
スーパースポーツゼビオ
https://www.supersports.com/ja-jp/xebio
ヴィクトリア(※リンクは無)
ヒマラヤスポーツ
https://www.himaraya.co.jp/
シラトリ
https://www.spopia-shiratori.com/
GALLERY2(リンクは無)
全国のアディダスランニング取り扱い店舗(リンクは無)
●質問箱/peing(インスタのストーリーズで回答します)
➡https://peing.net/ja/hagirun?event=0...
●チャンネル登録お願い致します
ランナーの為の栄養学➡http://urx2.nu/ql9W
HAGIRUNRUNちゃんねる➡http://ur0.link/KKoA...
●SNSもやってます
Instagram➡https://www.instagram.com/hagi_runnin...
Twitter➡https://twitter.com/RUNNING_HA......
Facebook➡https://www.facebook.com/yuma.hagiwar...
●仕事のご依頼はこちらからお願い致します
➡MAIL:[email protected]
●BGM/効果音使用元
効果音ラボ➡https://soundeffect-lab.info/sound/an......
DOVA-SYNDROME➡https://dova-s.jp/bgm/play12275.html...
MusMus➡http://musmus.main.jp/...
#アディダス #BOSTON10 #JAPAN6 #HAGIRUNちゃんねる #シューズレビュー #MARATHON #RUNNER #PROMOTION #陸上 #マラソン #ランニング
boston marathon 在 XXY_Animal of Vision Youtube 的最佳解答
▶收聽讓耳朵懷孕的PODCAST版本【影史7日談】:
https://open.firstory.me/story/cknhb7len0glg0a526hfvip9b/platforms
**************
歡迎加入【有梗電影俱樂部】,不錯過任何電影資訊或線上線下活動喔!
臉書社團(需回答問題審核):https://www.facebook.com/groups/viewp...
Telegram群組:https://t.me/viewpointmovieclub2
別忘了追蹤XXY的電影相關文字、影像、聲音創作唷!
📣 https://linktr.ee/XXY_filmcrtics
本頻道為提供觀眾們更好的觀看環境,並無開啟廣告營利
想要贊助我們持續創作,可透過以下管道直接贊助:
📣 XXY @方格子:https://vocus.cc/user/@XXY2018
📣 XXY @Firstory:https://open.firstory.me/user/xxymovie
boston marathon 在 Boston Marathon - Home | Facebook 的必吃
The Boston Marathon, first run in 1897, is the world's oldest annual marathon and ranks as one of the most prestigious road racing events ever. ... <看更多>